0

Tin tức - Ưu điểm đồ lót kháng khuẩn Good Girl

Tin tức

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý trường học, góp phần xây dựng thành công mô hình “giáo dục thông minh ở Thành phố Hồ Chí Minh”

30 Tháng 07 2022

https://hcm.edu.vn/noi-dung/tang-cuong-ung-dung-cong-nghe-thong-tin-trong-day-hoc-va-quan-ly-truong-hoc-gop/ct/41908/63802 Năm học 2019-2020, năm học chuẩn bị các điều kiện để giáo dục thành phố Hồ Chí Minh triển khai Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2018 trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế và đẩy mạnh tiến độ thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bên cạnh đó, Kế hoạch thực hiện Đề án “ Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh” thúc đẩy mỗi người làm công tác giáo dục không ngừng tìm tòi những biện pháp, những sáng kiến, những phương thức giáo dục mới để giáo dục đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số, đáp ứng xu thế phát triển của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 yêu cầu người dạy, người học, người quản lý giáo dục nhận thức đúng và đầy đủ về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý trường học, xây dựng một môi trường giáo dục mở và linh hoạt, hướng đến việc hình thành môi trường giáo dục thông minh trong một đô thị thông minh, Thành phố Hồ Chí Minh. Nhận thức yêu cầu cấp bách của vấn đề đã nhận diện về đổi mới giáo dục, trong quá trình quản lý trường học, chúng tôi luôn quan tâm đến việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý, xây dựng trường học trở thành trường học thông minh, góp phần xây dựng thành công mô hình “Giáo dục thông minh ở thành phố Hồ Chí Minh”.
Đọc tiếp

TP.HCM “phủ sóng” chương trình Máy tính học đường

17 Tháng 03 2022

https://hcm.edu.vn/tin-tuc/tphcm-phu-song-chuong-trinh-may-tinh-hoc-duong/ct/41153/67128 Máy tính học đường” hướng tới mục tiêu hỗ trợ mỗi học sinh, giáo viên tại TP.HCM 1 máy tính kèm theo bộ học liệu, phần mềm bản quyền, ứng dụng học tập, bài giảng E- Learning, đường truyền internet tốc độ cao, được thiết kế dành riêng cho học sinh thành phố, phù hợp với tình hình dạy và học của thành phố trong bối cảnh dịch COVID-19. Học sinh thành phố có cơ hội được tiếp cận với “Máy tính học đường”, phục vụ học trực tuyến Với “Máy tính học đường”, ngân hàng sẽ hỗ trợ cho vay trả góp lãi suất thấp trong thời gian từ 12-24 tháng. Trong đó, UBND TP.HCM sẽ hỗ trợ trả tiền lãi, phụ huynh, học sinh chỉ phải trả chi phí gốc. Sáng 17-9, Sở GD-ĐT TP.HCM đã tổ chức Hội thảo trực tuyến công bố Chương trình “Máy tính học đường”. Chương trình do Sở GD-ĐT TP.HCM thực hiện, với sự đồng hành của Trung tâm STEAMZONE, Trung tâm Phần mềm Quang Trung, Tập đoàn VNPT, Intel, Microsolf, Saigonbank. Phát biểu tại Hội thảo, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu cho biết, “Máy tính học đường” là một trong 3 nội dung được Sở GD-ĐT TP xin chủ trương của UBND TP, trong nỗ lực chăm lo, hỗ trợ cho học sinh khó khăn trên địa bàn thành phố có điều kiện học tập trên internet, đảm bảo tất cả học sinh thành phố đều có cơ hội học tập bình đẳng như nhau, đặc biệt là trong điều kiện dịch COVID-19. Chương trình cung cấp những thiết bị máy tính bảng, laptop được tích hợp sẵn phần mềm, đường truyền internet, học liệu số và được thiết kế dành riêng cho học sinh thành phố, phù hợp với tình hình dạy và học của thành phố trong bối cảnh dịch COVID-19. Đối tượng mà chương trình hướng tới là giáo viên, học sinh toàn thành phố. Khi phụ huynh học sinh, giáo viên có nhu cầu, ngân hàng sẽ hỗ trợ cho vay trả góp từ 12-24 tháng với lãi suất thấp trong đó UBND TP sẽ hỗ trợ trả phần lãi suất vay ngân hàng, phụ huynh học sinh chỉ trả gốc. TP.HCM là một trong những địa phương chịu nhiều ảnh hưởng của dịch COVID-19. Năm học 2021-2022, giáo dục thành phố đứng trước nhiều thách thức khi phải dạy và học bằng hình thức trực tuyến, xác định hết HKI. Học sinh thành phố bước vào năm học mới nhiều khó khăn, thiệt thòi. Thống kê ban đầu, toàn thành phố có hơn 75 ngàn học sinh không có điều kiện về trang thiết bị, đường truyền học trực tuyến. Sau một thời gian hỗ trợ, chung tay từ phía nhà trường, mạnh thường quân, hiện nay số học sinh khó khăn khi tiếp cận học trực tuyến còn khoảng hơn 40 ngàn em trên toàn thành phố. Giám đốc Sở GD-ĐT TP Nguyễn Văn Hiếu đánh giá, dù đã kéo giảm được hơn 35 ngàn em song thực tế vẫn còn một bộ phận rất lớn học sinh khó khăn, không có điều kiện về thiết bị, đường truyền để tiếp cận với học trực tuyến trong năm học mới. Không chỉ hỗ trợ về trang thiết bị học tập trực tuyến, trong hội thảo, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP đề nghị lãnh đạo các phòng giáo dục, hiệu trưởng các trường triển khai tinh thần đến các giáo viên, nắm ngay tình hình học sinh mồ côi cha mẹ, mồ côi cả cha lẫn mẹ do dịch COVID-19, học sinh khó khăn không có đủ điều kiện tiếp tục học tập. Thống kê trước mắt khoảng 30% học sinh khó khăn nhất của trường, ghi rõ hoàn cảnh gia đình để các nhà hảo tâm hỗ trợ kịp thời, “mong muốn của Sở là các học sinh khó khăn nhất sẽ được hỗ trợ đầu tiên”. “Làm sao, tất cả học sinh đều nhận được sự quan tâm của xã hội, tránh sự bỏ sót, trùng lắp. Bên cạnh chuyên môn thì việc chăm sóc cho các em lúc này còn quan trọng hơn nhiều. Các em có cái ăn, cái mặc, có chỗ ở, có người quan tâm săn sóc về tinh thần thì mới có đủ điều kiện về tâm lý, sức khoẻ, các điều kiện để học tập”, Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Văn Hiếu nhấn mạnh. Chương trình “Máy tính học đường” được công bố sáng 17-9 Thông tin thêm, ông Hà Duy Bình, Giám đốc Trung tâm STEAMZONE cho biết, “Máy tính học đường” được thiết kế theo tiêu chuẩn dành riêng cho giáo dục, hạn chế va đập, bụi, rơi, nước..., được cài đặt thêm chức năng chống trộm, các phầm mềm học tập, thí nghiệm, khoa học, chương trình tiếng Anh... Mục tiêu chương trình hướng tới trang bị mỗi học sinh, giáo viên thành phố 1 máy tính tiếp cận học trực tuyến với mức giá hợp lý, để không một học sinh nào bị bỏ lại phía sau trong dịch COVID-19. Song song đó, chương trình nhằm nâng cao năng lực CNTT, chuyển đổi số giáo dục, thúc đẩy trường học internet, đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá, phát triển giáo dục STEM, thư viện số, xây dựng trường học thông minh, lớp học thông minh... Dự kiến, trong tháng 9 này, “Máy tính học đường” sẽ cung cấp đến phụ huynh học sinh khoảng 8.000 máy. Tổng số máy sẽ được nhập và cung cấp lên đến khoảng 44.000 máy.
Đọc tiếp

Thách thức của Ngành giáo dục và đào tạo trước Cách mạng công nghiệp 4.0 tại Trường THPT Phước Kiển

17 Tháng 03 2022

https://hcm.edu.vn/noi-dung/thach-thuc-cua-nganh-giao-duc-va-dao-tao-truoc-cach-mang-cong-nghiep-40-tai-tru/ct/41908/63804 Thành phố Hồ Chí Minh với vị thế là trung tâm các hoạt động kinh tế của đất nước, cùng với sự phát triển của công nghệ hiện đại trong thời đại 4.0 như hiện nay với những điện thoại thông minh, tivi thông minh, đồng hồ thông minh ...thì trường học thông minh cũng xuất hiện để đáp ứng xu thế của thời đại. Nhằm xây dựng một quốc gia thông minh, nhiều quốc gia đã hướng đến xây dựng nền giáo dục thông minh để đào tạo các thế hệ công dân thông minh. Ở Việt Nam, những yếu tố của mô hình trường học thông minh xuất hiện cách đây chưa lâu. Do vấn đề còn khá mới mẻ nên thông tin về các nghiên cứu liên quan ở Việt Nam còn tản mạn. Lý do là tốc độ thay đổi công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 diễn ra quá nhanh. Trong cuộc cách mạng lần này, giáo dục - đào tạo phải đối mặt với các yêu cầu cải cách và cạnh tranh mới, với Đề án "Phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong ngành giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) TP HCM giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025" do sở GD-ĐT thành phố Hồ Chí Minh sẽ có trung tâm điều hành giáo dục thông minh để điều hành ngành GD-ĐT TP. Trung tâm điều hành được coi là bộ não của mô hình, trong đó sẽ số hóa các tiện ích trong lĩnh vực GD-ĐT để các cấp quản lý, nhà trường và người dân dễ dàng tiếp cận, sử dụng được coi là giải pháp cấp bách trong thời đại số. Trong bài tham luận lần này, tôi xin thay mặt cho tập thể CB-GV-NV trường THPT Phước Kiển, tôi bước đầu nghiên cứu và đề xuất một số giá trị cốt lõi của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với GD-ĐT tại trường THPT Phước Kiển.
Đọc tiếp

Xu thế giáo dục thông minh sự vui mừng xen lẫn ưu tư

17 Tháng 03 2022

https://hcm.edu.vn/noi-dung/xu-the-giao-duc-thong-minh-su-vui-mung-xen-lan-uu-tu/ct/41908/63803 Mỗi ngày trôi qua, chúng ta chứng kiến biết bao sự thay đổi nhanh chóng ở mọi lĩnh vực trên thế giới, có thể nói chưa bao giờ thế giới lại có sự thay đổi nhanh chóng như vậy. Và điều đó cũng mang tới nhiều điều kì diệu cũng như những rủi ro khôn lường. Một trong những điều kì diệu ấy là sự tiến bộ của công nghệ thông tin. Có thể nói công nghệ thông tin là một lĩnh vực đột phá có vai trò lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghệ thông tin đã làm thay đổi mạnh mẽ phương pháp, phương thức tổ chức, quản lý dạy và học. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây việc ứng dụng CNTT vào dạy học đã và đang trở thành một xu thế phát triển tất yếu ở các cấp học trên toàn quốc, đánh dấu sự manh nha của một thời đại giáo dục mới, thời đại giáo dục có sự hỗ trợ của các thiết bị thông minh hay còn gọi là thời đại giáo dục 4.0. Bản thân tôi cảm thấy vừa mừng vừa lo. Vui mừng vì chúng ta đã có những động thái kịp thời trước ngưỡng cửa của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hay còn được gọi là Cách mạng công nghệ 4.0, một cuộc cách mạng sản xuất mới gắn liền với kết nối Internet, điện toán đám mây, in 3D, công nghệ cảm biến, thực tế ảo, internet kết nói vạn vật trong vật lý, kỹ thuật số, sinh học, có liên quan chặt chẽ và thâm nhập lẫn nhau. Còn chút ưu tư lo lắng là do bản thân chỉ là một giáo viên tiếng Anh ở cấp THCS, chưa được đào tạo bài bản và chuyên sâu về CNTT, cũng như sự mù mờ trước những tiềm ẩn nhiều rủi ro của “thế giới ảo”.
Đọc tiếp